Trang thông tin tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

https://tuyensinh.hpu2.edu.vn


ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số:260/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 19 tháng 02 năm 2024  của Trường ĐHSP Hà Nội 2)

 I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở đào tạo:
            + Tiếng Việt: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
            + Tiếng Anh: Hanoi Pedagogical University 2
2. Mã trường: SP2
3. Địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu):
            Trụ sở chính: Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo: https://hpu2.edu.vn
5. Số điện thoại liên hệ tuyển sinh: 0915 14 14 39; 0919 71 51 51; 0979 12 68 66

6. Thông tin về tuyển sinh chính quy năm 2022 và năm 2023
6.1. Phương thức tuyển sinh của năm 2022, năm 2023
a) Thi tuyển
b) Xét tuyển kết hợp với thi tuyển

6.2. Điểm trúng tuyển của năm 2022, năm 2023


Ngành

Năm tuyển sinh 2022

Năm tuyển sinh 2023

Tổng
Chỉ tiêu

Tổng snhập học theo ngành

Điểm trúng tuyển (thang điểm 10)
 

Tổng
Chỉ tiêu

Tổng snhập học theo ngành

Điểm trúng tuyển (thang điểm 10)
 

Toán giải tích

16

14

12.5

25

25

50

Toán ứng dụng

0

0

0

0

0

 

Khoa học máy tính

16

03

12.1

0

0

 

Lý luận văn học

15

19

13

0

0

 

Ngôn ngữ Việt Nam

0

0

 

16

11

50

Văn học Việt Nam

0

0

 

30

17

51

Sinh học thực nghiệm

17

09

13.3

17

05

53

Sinh thái học

16

08

11.4

0

0

 

Vật lý lý thuyết và vật lý toán

0

0

 

25

13

50

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

22

10

11.9

0

0

 

Giáo dục học (tiểu học)

37

32

16.3

75

66

50

Giáo dục mầm non

09

12.96

08

51

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt

22

25

12

55

13

53

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

28

14

12.04

13

51

Quản lí giáo dục

82

65

14.1

82

82

50

Lịch sử Việt Nam

 

 

 

25

13

50

Tổng cộng

293

208

 

 

 

 

 7. Thông tin danh mục ngành được phép đào tạo

TT

Mã ngành

Tên ngành

Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành

Ngày tháng năm ban hành Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành

Cơ quan có thẩm quyền cho phép

Năm bắt đầu đào tạo

Năm tuyển sinh và đào tạo gần nhất

  1.  

8460102

Toán giải tích

Số 1942/QĐ-BGD&ĐT-SĐH

02/05/2003

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2004

2020

  1.  

8460112

Toán ứng dụng

Số 5425/QĐ-BGD&ĐT

05/12/2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2013

2020

  1.  

8220120

Lý luận văn học

Số 3684/QĐ-BGDĐT
 

12/07/2007

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2008

2020

  1.  

8420114

Sinh học thực nghiệm

Số 1942/QĐ-BGD&ĐT

06/10/2005

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2006

2020

  1.  

8420120

Sinh thái học

Số 3276/QĐ-BGDĐT

10/08/2010

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2011

2020

  1.  

8480101

Khoa học máy tính

Số 555/QĐ-BGDĐT

29/01/2011

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2011

2020

  1.  

8140111

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

Số 3348/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH

21/06/2004

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2005

2020

  1.  

8440103

Vật lý lý thuyết và vật lý toán

Số 3684/QĐ-BGDĐT

12/07/2007

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2008

2020

  1.  

8140114

Quản lý giáo dục

Số 1371/QĐ-BGD&ĐT

16/04/2013

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2013

2020

  1.  

8140101

Giáo dục học (mầm non)

Số 3114/QĐ-BGD&ĐT

20/08/2014

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2015

2020

  1.  

8140101

Giáo dục học (tiểu học)

Số 1332/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH

15/03/2004

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2004

2020

  1.  

8140111

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt

Số 3114/QĐ-BGD&ĐT

20/08/2014

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2015

2020

  1.  

8140111

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Số 1266/QĐ-BGD&ĐT

16/04/2015

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2015

2020

  1.  

8220121

Văn học Việt Nam

Số 1266/QĐ-BGD&ĐT

16/04/2015

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2015

2020

  1.  

8220102

Ngôn ngữ Việt Nam

Số 6238/QĐ-GGDĐT

30/12/2016

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2017

2020

  1.  

8229013

Lịch sử Việt Nam

Số 171/QĐ-ĐHSPHN2

07/02/2023

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2023

2023

  1.  

8140111

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục thể chất

Số 11/QĐ-ĐHSPHN2

17/01/2024

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2024

2024

 8. Điều kiện đảm bảo chất lượng
            - Chi tiết xem Phụ lục 1.
            - Đường link công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng trên trang thông tin điện tử của Trường: https://cteqa.hpu2.edu.vn
9. Đường link công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của Trường: http//tuyensinh.hpu2.edu.vn/thacsi
10. Đường link công khai Quy chế tuyển sinh của Trường trên trang thông tin điện tử của Trường: http//tuyensinh.hpu2.edu.vn
11. Đường link công khai Quy chế thi tuyển sinh của Trường trên trang thông tin điện tử của Trường: http//tuyensinh.hpu2.edu.vn

II. Các thông tin tuyển sinh
1. Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ
1.1. Đối tượng, phạm vi tuyển sinh
Người dự tuyển là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
Bằng tốt nghiêp đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức (xem Phụ lục 2).
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường ĐHSP Hà Nội 2 cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn đủ thời gian 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển (xem Phụ lục 3).
c) Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (nếu có).

1.2. Phương thức tuyển sinh
Nhà trường sử dụng các phương thức tuyển sinh sau đây:
4.1. Xét tuyển đối với người dự tuyển có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ đáp ứng điều kiện đầu vào của chuẩn chương trình đào tạo.
4.2. Thi tuyển kết hợp xét tuyển đối với người dự tuyển chưa đáp ứng đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ theo điều kiện đầu vào của chuẩn chương trình đào tạo; cụ thể:
- Môn Tiếng Anh (đối với thí sinh đăng ký học ngoại ngữ Tiếng Anh trong quá trình đào tạo nếu trúng tuyển; các ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng chỉ đào tạo ngoại ngữ là Tiếng Anh) thi theo định dạng VSTEP 3-5;
- Môn Tiếng Trung Quốc (đối với thí sinh đăng ký học ngoại ngữ Tiếng Trung Quốc trong quá trình đào tạo nếu trúng tuyển) thi theo định dạng đề thi HSK3;
1.3. Nguyên tắc xét tuyển
            a) Chứng chỉ/điểm thi môn Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc là điều kiện cần để xét tuyển.
            b) Điểm xét tuyển (ĐXT) đối với ngành đào tạo định hướng nghiên cứu:
+ Điểm kết quả học tập bậc đại học (tối đa 90 điểm)
Điểm kết quả học tập bậc đại học (ĐHT) được tính dựa vào điểm trung bình chung học tập bậc đại học (TBCHT) theo thang điểm 10 (tính đến hai chữ số thập phân). Cụ thể:
- Người dự tuyển ngành phù hợp: điểm TBCHT là điểm trung bình chung kết quả học tập toàn khóa học.
- Người dự tuyển phải học bổ sung kiến thức: Điểm TBCHT bao gồm điểm trung bình chung học tập bậc đại học (TBĐH) cộng với điểm trung bình chung các học phần bổ sung (HPBS) có tính trọng số tín chỉ. Kết quả tính điểm TBCHT như sau:
TBCHT = (TBĐH + HPBS)/2
Điểm kết quả học tập bậc đại học được tính theo công thức
                                ĐHT = k*TBCHT
trong đó k = 9 nếu người dự tuyển tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo từ 130 tín chỉ trở lên, k = 8 nếu người dự tuyển tốt nghiệp đại học các chương trình đào tạo dưới 130 tín chỉ.
+ Điểm nghiên cứu khoa học (tối đa 10 điểm)
Điểm nghiên cứu khoa học (ĐKH) được tính theo các tiêu chí sau:
- Đoạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc: tối đa 10 điểm
- Đoạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ: tối đa 10 điểm
- Đoạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường ĐHSP Hà Nội 2: tối đa 5 điểm
- Có công bố khoa học liên quan đến ngành dự tuyển: tối đa 10 điểm
Lưu ý:
- ĐKH là bắt buộc đối với người dự tuyển tốt nghiệp đại học hạng trung bình.
- Tiểu ban chuyên môn trực thuộc Hội đồng tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ của Nhà trường sẽ đánh giá, cho điểm;
+) Điểm ưu tiên (tối đa 10 điểm theo thang điểm 100)
+) Điểm xét tuyển (ĐXT)
                        ĐXT = ĐHT + ĐKH + ĐƯT
c) Điểm xét tuyển (ĐXT) đối với ngành đào tạo định hướng ứng dụng:
               Những ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng, điểm xét tuyển bao gồm điểm học tập và điểm ưu tiên tính theo công thức ở mục 5.2.
                    ĐXT = ĐHT + ĐƯT
d) Nguyên tắc xét tuyển
- Lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu; người dự tuyển trúng tuyển có điểm xét tuyển không dưới 50% điểm tối đa (không tính điểm ưu tiên).
- Trường hợp người dự tuyển cuối cùng có điểm bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên như sau: Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại khoản 4, Điều 16 Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Điểm trung bình tích luỹ/trung bình chung học tập ở bậc đại học.
1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh
1.  Chỉ tiêu

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Chương trình đào tạo

Chỉ tiêu tuyển sinh  đợt 1 năm 2024 (dự kiến)

Định hướng nghiên cứu

Định hướng ứng dụng

  1.  

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

8140111

 

X

110

  1.  

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt

8140111

 

X

  1.  

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Thể chất

8140111

 

X

  1.  

Quản lý giáo dục

8140114

 

X

95

  1.  

Giáo dục học (Giáo dục tiểu học; Giáo dục mầm non)

8140101

 

X

65

  1.  

Toán giải tích

8460102

X

 

45

 

Sinh học thực nghiệm

8420114

X

 

35

  1.  

Vật lý lý thuyết và Vật lý toán

8440103

X

 

35

  1.  

Ngôn ngữ Việt Nam

8220102

X

 

50

  1.  

Lý luận văn học

8220120

X

 

30

  1.  

Văn học Việt Nam

8220121

X

 

60

  1.  

Lịch sử Việt Nam

8229013

X

 

25

 

Tổng

 

 

 

550

 

 1.5. Dạng thức và thời gian làm bài thi
            - Môn Tiếng Anh thi theo định dạng đề thi Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
            - Môn Tiếng Trung Quốc thi theo định dạng đề thi HSK3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Trong trường hợp đặc biệt, Nhà trường có thể tổ chức thi theo hình thức trực tuyến.
1.6. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm
a)  Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có):
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên tại các địa phương thuộc Khu vực 1 (được quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành);
- Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
- Con liệt sĩ;
- Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
- Người có thời gian công tác liên tục từ 24 tháng trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được thuộc Khu vực 1 (được quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành). Thí sinh thuộc đối tượng này phải nộp quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Phiếu đăng kí dự tuyển (theo mẫu ở Phụ lục 4);
c) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học;
d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (nếu có);
e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm), chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với thí sinh tự do) có dán ảnh và đóng dấu giáp lai;
            f) Công văn cử đi dự thi của cơ quan quản lý nhân sự đối với những người đã có việc làm;
            g) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của bệnh viện đa khoa trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
h) Bản sao hợp lệ các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn hoặc giấy xác nhận đủ thời gian kinh nghiệm làm việc chuyên môn, quản lý để chứng nhận thâm niên công tác;
i) Quyết định điều động hoặc biệt phái công tác (nếu có);
j) Chứng nhận đã học bổ sung kiến thức (nếu có);
k) Bốn (04) ảnh cỡ 3x4, sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngành đăng kí dự thi;
l)  Hai phong bì có dán tem, ghi địa chỉ, số điện thoại cần gửi đến cho người dự tuyển;
m) Minh chứng kết quả nghiên cứu khoa học đối với thí sinh dự tuyển các ngành đào tạo định hướng nghiên cứu (nếu có).
Hồ sơ đăng ký dự thi người dự tuyển có thể nhận miễn phí tại Phòng Đào tạo hoặc tải về tại http://tuyensinh.hpu2.edu.vn/thacsi.
1.7. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường

1.7.1. Tổ chức tuyển sinh
           Kế hoạch cụ thể sẽ được thông báo trên website tuyển sinh của Nhà trường.
1.7.2. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển
a) Lệ phí tuyển sinh
- Đăng kí dự tuyển: 60.000 đ/thí sinh/hồ sơ;
- Lệ phí thi: Theo quy định hiện hành.
b) Hình thức nộp lệ phí:
            - Thí sinh nộp lệ phí bằng cách chuyển khoản:
            + Số tài khoản: 42610000276664, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.
            + Tên đơn vị thụ hưởng: Trường ĐHSP Hà Nội 2.
            + Nội dung chuyển tiền:
            [Họ tên thí sinh],[Số CMND hoặc CCCD],[LPTS-THS], [ngành đăng ký dự thi]
 Ví dụ: Nguyen Van A, 120000003456,LPTS-THS,Quan ly giao duc
 Lưu ý: Thí sinh không chuyển tiền từ cây ATM, ZaloPay, MoMo,…để thể hiện đầy đủ thông tin trong nội dung chuyển tiền.

1.7.3. Học phí dự kiến với học viên, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Học viên phải đóng học phí hằng năm, định mức thu theo Quy định về định mức thu học phí đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
- Căn cứ Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Căn cứ Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

1.7.4. Các thông tin khác liên quan đến công tác tuyển sinh
            a) Thí sinh tự sắp xếp nơi ở trong thời gian học bổ sung kiến thức, học ôn tập, các ngày thi tuyển hoặc liên hệ với Ban Quản lý Ký túc xá của nhà trường:
            - Ông Nguyễn Mẫu Lâm, số điện thoại: 0977.642246; 0211.3863683
            b) Người nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ công tác tuyển sinh
            - Bà Đinh Thị Hằng Nga, số điện thoại: 0919 71 51 51
            - Bà Phùng Thị Vân Anh, số điện thoại: 0979 12 68 66
   Thí sinh cần chú ý các mốc thời gian học bổ sung kiến thức, học ôn tập, thi tuyển sinh được cập nhật thường xuyên trên website của Nhà trường.

 
                                                                                              

 

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Trịnh Đình Vinh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây