Thông báo tuyển sinh liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, hình thức vừa làm vừa học năm 2024

Thứ ba - 05/03/2024 08:42
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: 69/TB-ĐHSPHN2     Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2024
                                                                                        
                            
THÔNG BÁO
Tuyển sinh liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, hình thức vừa làm vừa học năm 2024
  
Căn cứ Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học;
Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non;
Căn cứ Quyết định số 1110/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Quy định liên kết đào tạo trình độ đại học;
Căn cứ Quyết định số 633/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Quy chế thi tuyển sinh;
Căn cứ Quyết định số 2789/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 19 tháng 12 năm 2022 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học của Trường ĐHSP Hà Nội 2;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 04 tháng 3 năm 2024 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Đề án tuyển sinh đại học năm 2024;
          Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo tuyển sinh liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học năm 2024. Cụ thể như sau:
1. Ngành tuyển sinh đào tạo giáo viên                
1.1. Từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học
Các ngành: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non.
1.2. Từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học
Các ngành: Sư phạm (SP) Toán học; SP Vật lý; SP Hóa học; SP Sinh học; SP Tin học (dự kiến); SP Ngữ văn; SP Lịch sử; SP Tiếng Anh; Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Mầm non; Giáo dục Công dân; Giáo dục Thể chất.
2. Đối tượng tuyển sinh
          Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
3. Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển)
Áp dụng với các ngành đào tạo giáo viên:
- Người đã tốt nghiệp trước ngày 07 tháng 5 năm 2020 phải đạt:
Điểm trung bình chung học tập toàn khóa học đạt từ 5,0 trở lên (tính theo thang điểm 10) hoặc điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên (tính theo thang điểm 4).
- Người đã tốt nghiệp từ ngày 07 tháng 5 năm 2020 phải đạt một trong
các tiêu chí sau:

+ Học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên;
+ Tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên hoặc học lực lớp 12 đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
+ Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng đạt loại giỏi trở lên;
+ Tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ cao đẳng đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
Riêng ngành Giáo dục Thể chất phải đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Học lực lớp 12 đạt loại khá hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 6,5 trở lên;
+ Tốt nghiệp THPT loại khá, hoặc có học lực lớp 12 đạt loại trung bình và có 5 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
+ Tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đạt loại khá trở lên.
 4. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển, xét tuyển
4.1. Thi tuyển
4.1.1 Môn thi: Mỗi ngành tuyển sinh thí sinh phải thi 03 môn, cụ thể:
          - Liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học:
STT Ngành
tuyển sinh
Môn thi tuyển sinh
Môn 1
(Môn cơ bản)
Môn 2
(Môn cơ sở ngành)
Môn 3
(Môn chuyên ngành)
1 Giáo dục Tiểu học Toán cơ sở Cơ sở
Tự nhiên-Xã hội
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
2 Giáo dục Mầm non Toán cơ sở Văn học trẻ em Phương pháp
giáo dục khoa học
cho trẻ mầm non
          - Liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học:
STT Ngành
tuyển sinh
Môn thi tuyển sinh
Môn 1
(Môn cơ bản)
Môn 2
(Môn cơ sở ngành)
Môn 3
(Môn chuyên ngành)
1 SP Toán học Giải tích Đại số Phương pháp dạy học Toán
2 SP Vật lý Toán cho vật lý Cơ đại cương Phương pháp dạy học Vật lí
3 SP Hóa học Hóa học đại cương Hóa học vô cơ Phương pháp dạy học Hóa học
4 SP Sinh học Thực vật học Động vật học Giải phẫu
sinh lý người
5 SP Tin học
(dự kiến)
Toán rời rạc Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Phương pháp dạy học Tin học
6 SP Ngữ văn Ngôn ngữ Văn học Việt Nam Phương pháp dạy học Ngữ văn
7 SP Lịch sử Lịch sử Việt Nam Lịch sử thế giới Phương pháp dạy học Lịch sử
8 SP Tiếng Anh Ngữ pháp-Đọc hiểu Viết Phương pháp dạy học Tiếng Anh
9 Giáo dục Tiểu học Toán cơ sở Cơ sở
Tự nhiên-Xã hội
Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học
10 Giáo dục Mầm non Toán cơ sở Văn học trẻ em Phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ mầm non
11 Giáo dục Công dân Kinh tế chính trị Mác-Lênin Triết học Mác-Lênin Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân
12 Giáo dục Thể chất Lý luận và phương pháp giáo dục
thể chất
Sinh lý học
thể dục thể thao
Phương pháp
giáo dục thể chất trường học
 
4.1.2. Hình thức thi
Môn Ngữ pháp-Đọc hiểu thi trắc nghiệm, các môn còn lại thi tự luận.
4.1.3. Thời gian làm bài thi
          - Môn thi tự luận: 120 phút.
          - Môn thi trắc nghiệm: 90 phút.
4.1.4. Nguyên tắc xác định điểm trúng tuyển
- Điều kiện xét tuyển: điểm của từng môn thi phải đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10.
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm 03 môn thi tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có) theo khu vực và đối tượng.
- Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
4.2. Xét tuyển
4.2.1. Sử dụng điểm để xét tuyển
Điểm trung bình chung học tập toàn khóa học đạt từ 5,0 trở lên (tính theo thang điểm 10) hoặc điểm trung bình tích lũy toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên (tính theo thang điểm 4) được ghi trong bảng điểm/phụ lục văn bằng.
4.2.2. Nguyên tắc xác định điểm trúng tuyển
- Điểm trung bình chung học tập toàn khóa học (tính theo thang điểm 10) hoặc điểm trung bình tích lũy toàn khóa học (tính theo thang điểm 4) được ghi trong bảng điểm/phụ lục văn bằng, sau đây gọi là Điểm trung bình chung học tập toàn khóa học.
- Điểm xét tuyển = [(Điểm trung bình chung học tập toàn khóa học x 3) + Điểm ưu tiên (nếu có) theo khu vực và đối tượng theo Quy chế tuyển sinh đại học].
- Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
5. Thời gian tuyển sinh
        Theo thỏa thuận giữa Trường ĐHSP Hà Nội 2 và cơ sở phối hợp đào tạo.
6. Hồ sơ đăng kí tuyển sinh
         - Mỗi thí sinh phải nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký tuyển sinh (01 bộ lưu tại Trường ĐHSP Hà Nội 2, 01 bộ lưu tại cơ sở phối hợp đào tạo) do Trường ĐHSP Hà Nội 2 phát hành. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh tuyển gồm có:
         - Phiếu tuyển sinh đại học (có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương).
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT.
          - Bản sao hợp lệ học bạ cấp THPT.
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp cao đẳng/trung cấp.
- Bản sao hợp lệ bảng điểm/phụ lục văn bằng tốt nghiệp cao đẳng/trung cấp.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh (nếu có).
- Căn cước công dân (bản phô tô).
         - 02 ảnh chân dung cỡ 4x6 trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy xác nhận thời gian công tác có 3 năm (36 tháng) kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo (áp dụng đối với thí sinh đã tốt nghiệp từ ngày 07 tháng 5 năm 2020 đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh: đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 đạt loại khá hoặc thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp/trình độ cao đẳng đạt loại khá).
- Giấy xác nhận thời gian công tác có 5 năm (60 tháng) kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo (áp dụng đối với thí sinh đã tốt nghiệp từ ngày 07 tháng 5 năm 2020 đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh vào ngành Giáo dục Thể chất: đã tốt nghiệp THPT loại khá hoặc có học lực lớp 12 đạt loại trung bình).
7. Chỉ tiêu tuyển sinh
          Trong chỉ tiêu của Trường ĐHSP Hà Nội 2 được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
8. Thời gian đào tạo
- Từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học: Từ 2,5 năm đến 03 năm.
- Từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học: Từ 1,5 năm đến 02 năm.
- Thời gian học: thứ 7, chủ nhật trong tuần; liên tục trong các tháng hè.
- Thời gian học theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
 9. Tổ chức đào tạo
- Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học.
- Người có bằng Trung cấp sư phạm phải học để có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh trước khi xét tốt nghiệp đại học.
10. Văn bằng tốt nghiệp
Bằng Cử nhân do Trường ĐHSP Hà Nội 2 cấp.
11. Địa điểm đào tạo, kinh phí đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 và tại các cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định hiện hành.
- Kinh phí đào tạo: Người học đóng học phí theo quy định trong hợp đồng của Trường ĐHSP Hà Nội 2 với cơ sở phối hợp đào tạo.
12. Lệ phí tuyển sinh
Theo thỏa thuận giữa Trường ĐHSP Hà Nội 2 và cơ sở phối hợp đào tạo.
Thông tin khi cần trao đổi, xin liên hệ ông Đỗ Chí Nghĩa, Phòng Đào tạo, email: phongdaotao@hpu2.edu.vn ; số điện thoại liên hệ: 0913.51.79.56.
Xin trân trọng cảm ơn!
 
Nơi nhận
- Cơ sở phối hợp đào tạo (để phối hợp và thực hiện);
- Hiệu trưởng (để báo cáo);
- Các Phó Hiệu trưởng (để phối hợp);
- Các đơn vị trong trường (để thực hiện);
- Lưu: TC-HC, ĐT.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
  
 (đã ký) 
 
Trịnh Đình Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

tsts hpu2 (2)
 
tsthS hpu2
 
hpu2 vlvh
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay599
  • Tháng hiện tại39,826
  • Tổng lượt truy cập11,023,888
THÔNG TIN THAM KHẢO
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây