Ngành Quản lý Thể dục thể thao
- Thứ năm - 27/06/2024 15:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN2 ngày tháng năm 2024
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN2 ngày tháng năm 2024
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
Tên chương trình: |
Tiếng Việt: Quản lý thể dục thể thao |
Tiếng Anh: Sport Management |
Trình độ đào tạo: Đại học |
Ngành đào tạo: Quản lý thể dục thể thao; Mã số: 7810301 |
Tên gọi văn bằng: Cử nhân Quản lý thể dục thể thao |
Định hướng đào tạo: Ứng dụng |
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung |
Thời gian đào tạo: 4 năm |
Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản lý TDTT, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí:
- Quản lý trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về lĩnh vực TDTT như: Thể thao thành tích cao, TDTT quần chúng; công trình và thiết bị thể thao; trung tâm, CLB thể thao; thể thao giải trí; du lịch thể thao; tổ chức sự kiện thể thao; nghiên cứu thị trường, đàm phán tài trợ thể thao.
- Giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo sau khi hoàn thành khoá học nghiệp vụ sư phạm.
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TDTT trong viện nghiên cứu...
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
- Có thể học thêm các ngành gần như GDTC, y sinh học thể dục thể thao, huấn luyện thể thao.
- Có thể học nghiệp vụ để cấp các chứng chỉ nhằm nâng cao năng lực, mở rộng cơ hội việc làm.
- Có thể tiếp tục học sau đại học các ngành giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, y sinh học, giáo dục học và quản lý giáo dục.
Thời điểm xây dựng CTĐT: Tháng 10 năm 2023.- Quản lý trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về lĩnh vực TDTT như: Thể thao thành tích cao, TDTT quần chúng; công trình và thiết bị thể thao; trung tâm, CLB thể thao; thể thao giải trí; du lịch thể thao; tổ chức sự kiện thể thao; nghiên cứu thị trường, đàm phán tài trợ thể thao.
- Giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo sau khi hoàn thành khoá học nghiệp vụ sư phạm.
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TDTT trong viện nghiên cứu...
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
- Có thể học thêm các ngành gần như GDTC, y sinh học thể dục thể thao, huấn luyện thể thao.
- Có thể học nghiệp vụ để cấp các chứng chỉ nhằm nâng cao năng lực, mở rộng cơ hội việc làm.
- Có thể tiếp tục học sau đại học các ngành giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, y sinh học, giáo dục học và quản lý giáo dục.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân quản lý Thể dục thể thao có phẩm chất tốt; có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên - xã hội, có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng giải quyết những vấn đề thuộc ngành quản lý TDTT; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời.
1.2. Mục tiêu cụ thểĐào tạo cử nhân ngành Quản lý TDTT có:
Mã mục tiêu | Mô tả |
PO1 | Có phẩm chất chính trị và ý thức công dân, có ý thức rèn luyện đạo đức và phong cách nhà giáo |
PO2 | Có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học để làm công tác giáo dục, dạy học và hỗ trợ đồng nghiệp |
PO3 | Nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên- xã hội để thực hiện công tác quản lý về TDTT |
PO4 | Có kĩ năng thực hành cơ bản đảm bảo thực hiện các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực quản lý TDTT tại các cơ sở, tổ chức hoặc các cơ quan quản lí nhà nước |
PO5 | Có khả năng làm việc độc lập |
PO6 | Có khả năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo |
PO7 | Có khả năng khởi nghiệp |
PO8 | Có khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi |
PO9 | Có khả năng học tập suốt đời đảm bảo sự phát triển chuyên môn, nghiệp vụ |
2.1. Nội dung chuẩn đầu ra
Mã | Mô tả | Chỉ số thực hiện |
(1) Phẩm chất công dân | ||
PLO1 | Thể hiện phẩm chất căn cốt của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế | PI1.1. Thể hiện ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng |
PI1.2. Tuân thủ các nguyên tắc chung của cộng đồng | ||
PI1.3. Chủ động khám phá, và đề xuất ý tưởng, cách tiếp cận, công nghệ mới | ||
PI1.4. Tôn trọng sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc | ||
(2) Phẩm chất nghề nghiệp | ||
PLO2 | Thể hiện đạo đức và phong cách phù hợp với nghề nghiệp | PI2.1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp |
PI2.2. Thể hiện tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của người quản lý. | ||
(3) Năng lực chung | ||
PLO3 | Có thể khởi nghiệp, tạo được việc làm cho bản thân và người khác | PI3.1. Đề xuất được các ý tưởng có khả năng phát triển thành đề án/dự án khởi nghiệp. |
PI3.2. Xác lập được các nguồn lực để triển khai đề án/dự án khởi nghiệp. | ||
PI3.3. Xây dựng được kế hoạch triển khai đề án/dự án khởi nghiệp. | ||
PLO4 | Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào nhận thức các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội và hoạt động của bản thân | PI4.1. Luận giải được các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh trong thực tiễn trên cơ sở nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước |
PI4.2. Vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận khoa học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân | ||
(4) Năng lực đặc thù | ||
PLO5 | Vận dụng được kiến thức chuyên sâu của quản lý TDTT và các kiến thức liên ngành vào công việc tổ chức và quản lí hoạt động thể dục thể thao. | PI5.1. Giải quyết được các vấn đề chuyên môn đòi hỏi kiến thức chuyên sâu trong phạm vi của quản lí thể dục thể thao |
PI5.2. Vận dụng được các kiến thức liên ngành để giải quyết các vấn đề tổ chức và quản lí thể dục thể thao | ||
PLO6 | Thực hiện được các hoạt động quản lý về công tác TDTT | PI6.1. Xây dựng được quản lý các hoạt động thể dục thể thao |
PI6.2. Áp dụng được các phương pháp quản lý khoa học vào quản lý thể dục thể thao | ||
PI6.3. Đánh giá được hiệu quả của hoạt động quản lí thể dục thể thao | ||
PLO7 | Hợp tác được với các bên liên quan để thực hiện các hoạt động quản lý TDTT | PI7.1. Giao tiếp có hiệu quả bằng văn bản, lời nói với các bên liên quan trong thực hiện quản lý TDTT |
PI7.2. Đánh giá một cách khách quan, đa chiều các quan điểm, ý tưởng, ... trong quá trình hợp tác với các bên liên quan để thực hiện hoạt động quản lý TDTT | ||
PI7.3. Phối hợp với các bên liên quan trên tinh thần tôn trọng, trách nhiệm, chia sẻ, hỗ trợ để thực hiện những mục tiêu phát triển TDTT | ||
PLO8 | Thực hiện được kế hoạch tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng với vị trí việc làm | PI8.1. Đánh giá được năng lực của bản thân so với yêu cầu của vị trí việc làm |
PI8.2. Đề xuất được nội dung phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và phương thức thực hiện phù hợp với năng lực bản thân | ||
PLO9 | Quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ được người khác trong các hoạt động TDTT | PI9.1. Quản lý và đề xuất được giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động TDTT |
PI9.2. Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ được những đối tượng liên quan tham gia hoạt động TDTT | ||
PLO10 | Sử dụng được ngoại ngữ trong tình huống thường gặp của cuộc sống và công việc chuyên môn | PI10.1. Đạt năng lực ngoại ngữ tương tương Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam |
PI10.2. Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ được đào tạo | ||
PLO11 | Khai thác được các ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ trong hoạt động chuyên môn. | PI11.1. Sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ thông dụng trong hoạt động quản lý TDTT |
PI11.2. Có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động phát triển chuyên môn | ||
PLO12 | Giải quyết được các vấn đề có tính khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn | PI12.1. Phát hiện và giải quyết được vấn đề có tính khoa học nảy sinh trong hoạt động quản lý TDTT |
PI12.2. Ứng dụng được các tiến bộ khoa học vào công tác TDTT và quản lý TDTT | ||
PLO13 | Đáp ứng được các yêu cầu giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định | PI13.1. Đáp ứng được các yêu cầu giáo dục quốc phòng – an ninh theo quy định |