ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2019
1. Thông tin chung về trường
1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ trụ sở và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường
a) Tên Trường: + Tiếng Việt: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 + Tiếng Anh: Hanoi Pedagogical University 2 b) Sứ mệnh: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có sứ mạng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ trình độ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học giáo dục, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khu vực nông thôn và miền núi phía Bắc với khu vực thành thị, thiết lập mô hình tiêu biểu về mạng lưới kết nối giữa trường sư phạm với các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước. c) Địa chỉ: Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. d) Trang thông tin điện tử: http://www.hpu2.edu.vn 1.2. Quy mô đào tạo
Khối ngành/ Nhóm ngành*
Quy mô hiện tại
Nghiên cứu sinh
Học viên Cao học
ĐH
Giáo dục chính quy
Giáo dục thường xuyên
Khối ngành I
28
227
4726
2199
Khối ngành II
0
Khối ngành III
Khối ngành IV
19
45
5
Khối ngành V
10
78
23
Khối ngành VI
Khối ngành VII
38
715
Tổng
57
388
5469
1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy năm 2017 và năm 2018
1.3.1. Phương thức tuyển sinh của năm 2017, năm 2018
- Tuyển thẳng - Xét tuyển thẳng - Ưu tiên xét tuyển - Sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia - Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT - Kết hợp thi tuyển và xét tuyển: Tổ chức thi môn Năng khiếu xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non, ngành Giáo dục thể chất và công nhận kết quả thi môn Năng khiếu ngành Giáo dục thể chất của các trường khác (có danh sách cụ thể các trường trong đề án tuyển sinh của các năm tuyển sinh tương ứng).
1.3.2. Điểm trúng tuyển của năm 2017, năm 2018 (lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)
Nhóm ngành/ Ngành/ tổ hợp xét tuyển
Năm tuyển sinh 2017
Năm tuyển sinh 2018
Chỉ tiêu
Số trúng tuyển
Điểm trúng tuyển
Nhóm ngành I
- Sư phạm Toán học
140
164
24.25
150
131
22.67
Toán, Vật Lý, Hóa học
100
112
110
101
Toán, Vật lý, Tiếng Anh
18
15
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
17
14
Toán, GDCD, Tiếng Anh
11
6
- Sư phạm Vật lý
20.75
30
70
7
1
Toán, Vật lý, Địa lý
Ngữ văn, Toán, Vật lí
4
9
- Giáo dục Mầm non
155
17.25
220
107
18.0
Ngữ văn, Toán, Năng khiếu
126
99
Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu
20
Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu
13
Toán, Sinh, Năng khiếu
2
- Giáo dục Tiểu học
206
30.25
250
265
27.0
Toán, Vật lý, Hóa học
175
50
56
Ngữ văn, Toán, Địa lí
8
120
124
12
72
- Giáo dục Công dân
64
17.00
40
17.0
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
16
Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
Ngữ văn, GDCD, Tiếng Anh
- Sư phạm Ngữ văn
148
29.00
121
23.5
134
61
Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
Ngữ văn, Toán, GDCD
3
47
- Sư phạm Tin học
60
- Sư phạm Lịch sử
80
44
19.00
24
42
Ngữ văn, Toán, Lịch sử
Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
- Giáo dục Thể chất
32
25.0
Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT
Ngữ văn, Sinh học , Năng khiếu
Ngữ văn, GDCD , Năng khiếu
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh
43
16.25
21
Toán, Hóa học, Sinh học
- Sư phạm Hóa học
27
Toán, Hóa học, Địa lý
Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- Sư phạm Tiếng Anh
133
144
25
Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh
Ngữ văn, Hoá học, Tiếng Anh
115
116
- Sư phạm Sinh học
Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Toán, Sinh học, Địa lý
Toán, Sinh học, Ngữ văn
- Sư phạm Công nghệ
Toán, Vật lý, Sinh học
Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Nhóm ngành II
Nhóm ngành III
Nhóm ngành IV
Nhóm ngành V
- Công nghệ thông tin
90
Ngữ văn, Toán, Vật lý
Nhóm ngành VI
Nhóm ngành VII
- Ngôn ngữ Trung Quốc
216
97
19.75
151
36
125
127
Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- Văn học
- Ngôn ngữ Anh
69
22.75
75
- Việt Nam học
Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- Thông tin - Thư viện
Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
2400
1181
1780
1140
2. Các thông tin tuyển sinh năm 2019
2.1. Đối tượng tuyển sinh
- Công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành. - Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học (áp dụng trong xét tuyển thẳng).
2.2. Phạm vi tuyển sinh
Tuyển sinh trong cả nước và thí sinh là người nước ngoài.
2.3. Phương thức tuyển sinh
2.3.1. Xét tuyển thẳng
a) Đối tượng - Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông; - Người đã trúng tuyển vào trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng thì phải tham gia lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức; - Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT; - Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục thể chất. Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường. - Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào trường theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT; - Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học; - Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại trường: Hiệu trưởng nhà trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học; - Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng nhà trường quy định. + Nguyên tắc xét tuyển: Xét điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp nhiều thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển dẫn đến vượt chỉ tiêu thì nhà trường sẽ xem xét tiêu chí khác để xét tuyển. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không vượt quá 5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2019. + Tiêu chí xét tuyển: Điểm trung bình cộng của ba điểm tổng kết 3 năm học cấp THPT. Sau khi nhập học, những thí sinh xét tuyển thẳng phải học bổ sung kiến thức 1 năm (theo chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định) trước khi vào học chính thức. - Thí sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên năm 2019 của các tỉnh, thành phố được xét tuyển vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức; - Thí sinh tốt nghiệp THPT có điểm thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt 900/1.600 hoặc 1.350/2.400 (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển) hoặc Chứng chỉ A-Level do Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) cấp. - Thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ Ngoại ngữ còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Yêu cầu năng lực ngoại ngữ vào các ngành, chương trình đào tạo thực hiện theo bảng dưới đây:
Thí sinh đăng ký
Chứng chỉ Ngoại ngữ đạt yêu cầu tối thiểu theo bảng khung tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR)
Vào các ngành đào tạo không chuyên ngữ
B1
Vào các chương trình đào tạo dạy học chuyên ngành bằng tiếng Anh (Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Giáo dục Mầm non)
B2
Vào các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ (Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc)
C1
Tiêu chí cụ thể như sau: + Thí sinh đăng ký vào các ngành đào tạo không chuyên ngoại ngữ:
TT
Môn Ngoại ngữ
Chứng chỉ đạt yêu cầu tối thiểu
Đơn vị cấp chứng chỉ
Tiếng Anh
- TOEFL iBT 35 điểm - TOEIC 550 điểm
Educational Testing Service (ETS)
IELTS 3.5 điểm
- British Council (BC) - International Development Program (IDP)
Cambridge Exam PET
Cambridge University
B1 VSTEP
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếng Trung Quốc
- HSK cấp độ 3 - TOCFL cấp độ 3
- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese) - Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia (Steering Committee for the Test of Proficiency - Huayu)
+ Thí sinh đăng ký vào các chương trình đào tạo dạy học chuyên ngành bằng tiếng Anh (Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Giáo dục Mầm non):
- TOEFL iBT 65 điểm - TOEIC 785 điểm
IELTS 5.5 điểm
Cambridge Exam FCE
B2 VSTEP
- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
* Ghi chú: Thí sinh đăng ký tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non bắt buộc phải thi năng khiếu tại Trường ĐHSP Hà Nội 2. + Đăng ký vào các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ (Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc):
- TOEFL iBT 94 điểm - TOEIC 945 điểm
IELTS 7.0 điểm
Cambridge Exam CAE
C1 VSTEP
- HSK cấp độ 5 - TOCFL cấp độ 5
Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường sẽ có văn bản hướng dẫn thí sinh cụ thể, để đăng ký vào các ngành học. b) Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần;
2.3.2. Ưu tiên xét tuyển
Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển. - Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu có kết quả thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho vào học; - Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất. Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
2.3.3. Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia
Thí sinh đăng ký, thực hiện theo hướng dẫn của Trường THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của nhà trường. Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia được sử dụng kết quả miễn thi bài thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia hiện hành để xét tuyển. Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.
2.3.4. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT
a) Đối tượng Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT. b) Tiêu chí xét tuyển Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12. Điểm xét tuyển là điểm trung bình cộng của môn theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. c) Nguyên tắc xét tuyển Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn chính làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp. d) Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2019 ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + (ĐTB Môn chính x 2)] + ĐƯT (nếu có) ĐTB Môn 1 hoặc Môn 2 hoặc Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2 ĐTB Môn chính = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2 ĐƯT = [(ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực)*4]/3 Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên; HK: Học kỳ; Môn chính (nhân hệ số 2).
2.3.5. Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất):
a) Thi tuyển: - Môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non thi ba nội dung: Kể chuyện, Đọc diễn cảm, Hát. - Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất thi hai nội dung: Bật xa tại chỗ và chạy cự ly 100m. - Thời gian cụ thể thi các môn năng khiếu được thông báo trên trang thông tin điện tử của nhà trường. b) Xét tuyển: Dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn năng khiếu.
2.3.6. Công nhận kết quả thi môn Năng khiếu ngành Giáo dục thể chất của các trường tổ chức thi năm 2019 để xét tuyển; cụ thể như sau:
1. Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 3.Trường ĐH TDTT Bắc Ninh 4. Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên 5. Trường ĐH Hùng Vương 6. Trường ĐH Tây Bắc 7. Trường ĐH Hồng Đức 8. Trường ĐH Vinh 9. Trường ĐHSP- ĐH Huế
10. Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 11. Trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng 12. Trường ĐH Quy Nhơn 13. Trường ĐHSP TP.HCM 14. Trường ĐHSP TDTT TP.HCM 15. Trường ĐH TDTT TP.HCM 16. Trường ĐH Cần Thơ 17. Trường ĐH Đồng Tháp
2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo
TT (1)
Mã trường (2)
Mã ngành (3)
Tên ngành (4)
Chỉ tiêu dự kiến (5)
Tổ hợp môn xét tuyển 1 (6)
Tổ hợp môn xét tuyển 2 (7)
Tổ hợp môn xét tuyển 3 (8)
Tổ hợp môn xét tuyển 4 (9)
theo xét KQ thi THPT QG
Theo phương thức khác
Mã tổ hợp môn
Môn chính
Các ngành đào tạo đại học sư phạm:
SP2
7140246
Sư phạm Công nghệ
A01
VẬT LÝ
A02*
D08*
SINH HỌC
D90*
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
7140209
Sư phạm Toán học
A00
TOÁN
D01
D84*
7140217
Sư phạm Ngữ văn
C00
NGỮ VĂN
C14*
D15*
7140231
Sư phạm Tiếng Anh
TIẾNG ANH
D11*
D12*
7140211
Sư phạm Vật lý
C01*
A04*
7140212
Sư phạm Hóa học
HÓA HỌC
D07*
B00
A06*
7140213
Sư phạm Sinh học
B02*
B03*
7140210
Sư phạm Tin học
7140218
Sư phạm Lịch sử
LỊCH SỬ
C03*
D14*
C19*
7140202
Giáo dục Tiểu học
172
114
C04*
7140201
Giáo dục Mầm non
184
122
M00*
NĂNG KHIẾU GDMN
M11*
M10*
M13*
7140206
Giáo dục Thể chất
T00*
NĂNG KHIẾU TDTT
T02*
T03*
T05*
7140204
Giáo dục Công dân
VĂN
D66*
GDCD
Các ngành đào tạo đại học ngoài sư phạm:
7229030
Văn học
54
7310630
Việt Nam học
7220201
Ngôn ngữ Anh
66
7220204
Ngôn ngữ Trung Quốc
52
D04
TIẾNG TRUNG
7480201
Công nghệ Thông tin
7320201
Thông tin - Thư viện
C20*
- Mã tổ hợp mới được gắn dấu "*" theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2. - Cột Mã ngành (3), Tên ngành (4): Quy định theo Thông tư 24/2017/TT-BGD ĐT ngày 20/10/2017 ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT - Riêng nhóm ngành sư phạm (đào tạo giáo viên): + Tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên. + Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi. + Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất) phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 8,0 trở lên. Đối với ngành Giáo dục Thể chất thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 6,5 trở lên; đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, phải có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên. + Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp. + Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên (Nhà trường không tổ chức sơ tuyển, thí sinh không đủ các yêu cầu về thể hình nếu trúng tuyển sẽ bị loại khi nhập học). a) Xét tuyển thẳng Đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 và Điểm 2.3.1, Khoản 2.3, Mục 2. b) Ưu tiên xét tuyển Đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 và Điểm 2.3.2, Khoản 2.3, Mục 2. c) Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia - Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi. - Đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 và Điểm 2.3.3, Khoản 2.3, Mục 2. - Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể: + Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. + Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống. d) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT - Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất) phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 8,0 trở lên. - Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục Thể chất phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 6,5 trở lên; đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, phải có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên. - Đáp ứng yêu cầu tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 và Điểm 2.3.4, Khoản 2.3, Mục 2. - Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. - Đối với các ngành ngoài sư phạm: Nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh. - Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). e) Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn). Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.
2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường
* Ghi chú: - Môn thi chính được ghi bằng chữ in hoa, đậm. - Tổ hợp môn mới, mã tổ hợp được đánh dấu (*). 2.7. Tổ chức tuyển sinh:
Thời gian, hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển, các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo theo thời gian ấn định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thời gian của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (sẽ được cập nhật và thông báo sau).
2.8. Chính sách ưu tiên:
Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ): Thí sinh được cộng 1,0 (một điểm) vào điểm xét tuyển cho các trường hợp sau: - Thí sinh học trường THPT chuyên cấp Tỉnh/ Thành phố. - Thí sinh không học trường THPT chuyên cấp Tỉnh/ Thành phố đoạt giải nhất, nhì, ba (môn đoạt giải phù hợp với ngành xét tuyển) trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp Tỉnh/Thành phố tổ chức hoặc có học lực đạt loại giỏi trở lên ở các năm lớp 10, 11, 12.
2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển
Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh). - Lệ phí xét tuyển hoặc tuyển thẳng: 30.000 đ/hồ sơ. - Lệ phí thi tuyển các môn Năng khiếu: 300.000 đ/hồ sơ.
2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Năm học
Các ngành đào tạo thuộc Khoa học xã hội
Các ngành đào tạo thuộc Khoa học tự nhiên
2015 - 2016
6.100.000 đ/ sinh viên
7.200.000 đ/ sinh viên
2016 - 2017
6.700.000 đ/ sinh viên
7.900.000 đ/ sinh viên
2017 - 2018
7.400.000 đ/ sinh viên
8.700.000 đ/ sinh viên
2018 - 2019
8.100.000 đ/ sinh viên
9.600.000 đ/ sinh viên
2019 - 2020
8.900.000 đ/ sinh viên
10.600.000 đ/ sinh viên
2020 - 2021
9.800.000 đ/ sinh viên
11.700.000 đ/ sinh viên
Sinh viên các ngành sư phạm không phải đóng học phí.
2.11. Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc trong quá trình đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2019
a) Thông tin hỗ trợ công tác thi năng khiếu và xét tuyển đại học
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Điện thoại
Email
Phùng Gia Thế
Trưởng phòng Đào tạo
0986.700.717
phunggiathe@hpu2.edu.vn
Đỗ Chí Nghĩa
P.Trưởng phòng Đào tạo
0913.517.956
dochinghia@hpu2.edu.vn
Cao Bá Cường
Trưởng phòng CTCT-HSSV
0855.002.002
caobacuong@hpu2.edu.vn
b) Hỗ trợ đăng ký trực tuyến thi năng khiếu và đăng ký xét tuyển đại học sử dụng kết quả học tập lớp 12
Hoàng Tiến Quang
Chuyên viên
0915.589.363
hoangtienquang@hpu2.edu.vn
Nguyễn Xuân Trường
Giảng viên
0358.697.797
nguyenxuantruong@hpu2.edu.vn
Trịnh Ngọc Trúc
0917.657.268
trinhngoctruc@hpu2.edu.vn
2.11. Học bổng và quyền lợi của thí sinh trúng tuyển khi nhập học
a. Học bổng khuyến khích học tập (áp dụng cho sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện từ 01 học kì trở lên) Mức học bổng căn cứ theo Thông tư 31/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. b. Quyền lợi của thí sinh khi trúng tuyển nhập học - Đối với thí sinh diện tuyển thẳng nhập học được trao học bổng mức 600.000đ/tháng ở học kì đầu tiên. - Được xét, chọn trao học bổng vào đầu khóa học cho các sinh viên có điểm xét tuyển cao. - Được xét chọn học bổng khuyến học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tài trợ. - Được xét chọn đi học đại học ở nước ngoài theo quy định hiện hành. - Được xét chọn vào các lớp học chuyên ngành bằng tiếng Anh của nhà trường theo ngành đã nhập học.
3. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm
3.1. Tuyển sinh bổ sung đợt 1: Tháng 8 3.2. Tuyển sinh bổ sung đợt 2: Tháng 10
4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng chính
4.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:
4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:
- Tổng diện tích đất của trường: 112,213 m2. - Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo: 49.614 m2; Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy: 7.5 m2/01 sinh viên. - Diện tích sàn xây dựng ký túc xá sinh viên: 22.282 m2 - Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: 484 phòng (08 người/phòng, có nóng lạnh; miễn phí wifi, nước lọc).
4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị
Tên
Dạnh mục trang thiết bị chính
1.
Phòng thực hành
1.1
Phòng máy 1 (thực hành Tin học)
Tên thiết bị 1: Máy chiếu, bảng tương tác thông minh
Tên thiết bị 2: 33 bộ máy tính
Tên thiết bị 3: Loa, Micro
1.2
Phòng máy 2 (thực hành Tin học)
Tên thiết bị 2: 30 bộ máy tính
1.3
Phòng máy 3 (thực hành Tin học)
1.4
Phòng máy 4 (thực hành Tin học)
1.5
Phòng máy 5 (thực hành Tin học)
Tên thiết bị 2: 28 bộ máy tính
1.6
Phòng máy 6 (thực hành Tin học)
Tên thiết bị 1: Máy chiếu
Tên thiết bị 2: 20 bộ máy tính
1.7
Phòng thực hành nhạc, đàn (02 phòng)
Tên thiết bị 1: Đàn Piano đứng
Tên thiết bị 2: 43 đàn Piano điện
Tên thiết bị 3: 15 đàn Organ
Tên thiết bị 3: Máy chiếu, bảng tương tác thông minh
1.8
Phòng thực hành múa
Tên thiết bị 1: Gương tráng bạc phòng múa
Tên thiết bị 2: Tay vịn phòng múa
Tên thiết bị 3: Tủ đựng trang phục
Tên thiết bị 4: Giá đỡ tay vịn phòng múa
Tên thiết bị 5: Đèn cầu xoay
1.9
Phòng thực hành họa (02 phòng)
Tên thiết bị 1: Bảng từ có bánh xe
Tên thiết bị 2: 50 bàn vẽ gỗ thông
Tên thiết bị 3: 100 ghế vẽ cao su
2.
Phòng thí nghiệm
2.1
Phòng thí nghiệm (PTN) Vật lý chất rắn
Tên thiết bị 1: Lò xử lý nhiệt cho mẫu nghiên cứuLindberg/Blue M* 1200°C Split-Hinge Tube Furnace HTF55322C
Tên thiết bị 2: Lò xử lý nhiệt cho mẫu nghiên cứu, 1750°C LHT 02/17
Tên thiết bị 3: Cân phân tích 210x0.0001g PA214
Tên thiết bị 4: Máy đo kích thước hạt cỡ nano
2.2
PTN Vật lý đại cương 1
Tên thiết bị 1: Các phép đo cơ bản (Panme, thước kẹp)
Tên thiết bị 2: Điện phân
Tên thiết bị 3: Dao động tích phóng của đèn 1NEON
Tên thiết bị 4: Đo điện trở băng phương pháp cầu đơn cầu kép
Tên thiết bị 5: Cân phân tích
Tên thiết bị 6: Xác định hệ số nhớt chất lỏng
Tên thiết bị 7: Đo mô men quán tính
Tên thiết bị 8: Bộ đo sức căng mặt ngoài
Tên thiết bị 9: Bộ đệm không khí ghép nối máy tính
Tên thiết bị 10: Khảo sát sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở
Tên thiết bị 11: Bộ Thí nghiệm trên đệm KK
2.3
PTN Vật lý đại cương 2
Tên thiết bị 1: Xác đinh điện tích riêng e/m của electron theo phương pháp MANHÊTRON
Tên thiết bị 2: Khảo sát nhiễu xạ sử dụng tia lase
Tên thiết bị 3: Đo chiết suất bằng kính hiển vi
Tên thiết bị 4: Khảo sát giao thoa ánh sáng cho vân tròn Niutơn, xác định bước sóng ánh sáng
Tên thiết bị 5: Con lắc Vật lí
Tên thiết bị 6: Điốt và Tranzito
Tên thiết bị 7: Bộ phát nhiệt bán dẫn - hiệu ứng Seebeck
Tên thiết bị 8: Đường cong nạp của tụ điện / sự nạp điện và sự phóng điện của tụ điện
Tên thiết bị 9: Phương pháp 4 điểm / đo điện trở thấp / định luật Ôm
Tên thiết bị 10: Định luật Kirchhoff
Tên thiết bị 11: Đường cong đặc trưng (I-V) của pin mặt trời
Tên thiết bị 12: Đường cong đặc trưng của bán dẫn
Tên thiết bị 13: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của các điện trở khác nhau và các diot khác nhau
Tên thiết bị 14: Dòng điện cân bằng / lực tác động lên một dòng điện chạy trong vật dẫn với một ampe kế
Tên thiết bị 15: từ trường của một cuộn dây đơn / định luật biot – savart thông qua một tesla kế
Tên thiết bị 16: Từ trường của cặp cuộn dây trong bố trí Helmholtz sử dụng tesla kế
Tên thiết bị 17: Mômen từ trong từ trường
Tên thiết bị 18: Từ trường bên trong vật dẫn có ghép nối với bộ phát tần
Tên thiết bị 19: Từ trường bên ngoài vật dẫn thẳng
Tên thiết bị 20: Sự từ trễ
Tên thiết bị 21: Hiệu ứng Hall trong p-germanium (với tesla kế)
Tên thiết bị 22: Hiện tượng điện cảm
Tên thiết bị 23: Mạch lọc RC
Tên thiết bị 24: Phép đo vận tốc ánh sáng
2.4
PTN Phương pháp dạy học Vật lý
Tên thiết bị 1: Vẽ đường đặc trưng V-A của bóng đèn sợi đốt
Tên thiết bị 2: Đo điện trở bằng phương pháp cầu đơn
Tên thiết bị 3: Bộ đệm không khí (Đức)
Tên thiết bị 4: Bộ đệm không khí (TQ)
Tên thiết bị 5: Khảo sát lực lorenser
Tên thiết bị 6: Khảo sát thành phần nằm ngang của từ trường trái đất
Tên thiết bị 7: Khảo sát các định luật quang hình bằng bộ quang học đồng trục
Tên thiết bị 8: Khảo sát các định luật quang hình bằng bộ quang học đồng trục
Tên thiết bị 9: Nghiệm lại đinh luật 2 Niutơn bằng đồng hồ rung
Tên thiết bị 10: Khảo sát sự rơi tự do
Tên thiết bị 11: Khảo sát sự rơi tự do bằng đồng hồ rung
Tên thiết bị 12: Mô hình truyền sóng cơ
Tên thiết bị 13: Hệ đo vận tốc âm thanh
Tên thiết bị 14: Hệ khảo sát động cơ xoay chiều
Tên thiết bị 15: Hệ khảo sát momen lực
Tên thiết bị 16: Hệ đo bước sóng ánh sáng
Tên thiết bị 17: Hệ khảo sát hiện tượng tự cảm
Tên thiết bị 18: Hệ khảo sát hiện tượng quang điện ngoài
Tên thiết bị 19: Kỹ thuật đo cơ bản
Tên thiết bị 20: Sự chuyển hóa cơ năng thành năng lượng / bánh xe Maxwell
Tên thiết bị 21: Đo sức căng bề mặt bằng phương pháp vòng (pp Do Nouy)
Tên thiết bị 22: Sự giao thoa và nhiễu xạ của sóng nước trong một bể gợn sóng
Tên thiết bị 23: Phương trình khí lý tưởng (các định luật khí: Gay-Lussac, Amontons, Boyle)
Tên thiết bị 24: Điện trường và điện thế trong tụ điện bản phẳng
Tên thiết bị 25: Định luật Cu lông / ảnh điện tích
Tên thiết bị 26: Cầu wheatstone
Tên thiết bị 27: Cảm ứng từ
Tên thiết bị 28: Mạch điện RLC
Tên thiết bị 29: Mạch chỉnh lưu
Tên thiết bị 30: Điện trở, độ lệch pha và công suất trong mạch xoay chiều có ghép nối với bộ phát tần
Tên thiết bị 31: Cân điện tử
Tên thiết bị 32: Nhiệt kế
Tên thiết bị 33: Đồng hồ đo thời gian hiện số
Tên thiết bị 34: Bộ hiển thị và thu thập dữ liệu
+ Phần mềm + Bộ cảm biến cổng quang + Cảm biến chuyển động + Cảm biến gia tốc 3D + Cảm biến dòng điện, điện áp + Cảm biến đo năng lượng + Cảm biến mức âm thanh + Bộ cảm biến từ + Cảm biến lực ±10 N + Cảm biến lực 5 kN + Cảm biến nhiệt độ + Bộ cảm biến áp suất và nhiệt độ + Bộ cảm biến đo các thông số môi trường + Bộ cảm biến đo khí + Cảm biến đo độ dẫn + Cảm biến so màu + Bộ lực kế dạng ống loại 0.1N và 20N
Tên thiết bị 35: Máy chiếu vật thể
Tên thiết bị 36: Camera
Tên thiết bị 37: Máy chiếu
Tên thiết bị 38: Máy tính xách tay
Tên thiết bị 39: Đồng hồ vạn năng
2.5
PTN Nhiệt kỹ thuật
Tên thiết bị 1: Hệ thống khởi động
Tên thiết bị 2: Hệ thống bôi trơn
Tên thiết bị 3: Hệ thống làm mát
Tên thiết bị 4: Hệ thống đánh lửa
Tên thiết bị 5: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng
Tên thiết bị 6: Hệ thống chiếu sáng
Tên thiết bị 7: Cơ cấu trục khủy thanh truyền
Tên thiết bị 8: Cơ cấu phối khí
Tên thiết bị 9: Hệ thống nhiên liệu trong động cơ diezen
Tên thiết bị 10: Hộp số
Tên thiết bị 11: Ly hợp
2.6
PTN Kỹ thuật điện tử
Tên thiết bị 1: Máy phát cao tần 17A
Tên thiết bị 2: Máy đếm tần LDC-822A
Tên thiết bị 3: Dao động ký 20MC-LS1020
Tên thiết bị 4: Dao động ký 40MC-LS1040
Tên thiết bị 5: Máy phát âm tần 27A
Tên thiết bị 6: Máy đếm tần số MC250
Tên thiết bị 7: Dao động ký 2 chùm tia 20M )S 5020
Tên thiết bị 8: Máy phát âm tần hiện số AG7001
Tên thiết bị 9: Máy phát âm tần FM hiện số FG7002
2.7
PTN Điện kỹ thuật
Tên thiết bị 1: Điện dân dụng
Tên thiết bị 2: Chỉnh lưu
Tên thiết bị 3: Động cơ không đồng bộ 1 pha
Tên thiết bị 4: Máy biến áp 1 pha
Tên thiết bị 5: Động cơ không đồng bộ 3 pha
Tên thiết bị 6: Đổi chiều quay động cơ
Tên thiết bị 7: Mạch điện 3 pha
Tên thiết bị 8: Sửa chữa dụng cụ đo điện
Tên thiết bị 9: Nâng cao hệ số cosφ
Tên thiết bị 10: Máy điện một chiều
Tên thiết bị 11: Bàn Thí nghiệm về máy biến áp 1 pha và 3 pha
Tên thiết bị 12: Bộ Thí nghiệm về chỉnh lưu
Tên thiết bị 13: Bộ TN về động cơ không đồng bộ 1 pha-ba pha
Tên thiết bị 14: Bộ thực hành về các mạch điện xoay chiều 1 pha - ba pha
Tên thiết bị 15: Bộ thực hành về động cơ xoay chiều 1 pha - ba pha
2.8
PTN Hoá lí
Tên thiết bị 1: Máy CAMAG
Tên thiết bị 2: Máy hút chân không
Tên thiết bị 3: Máy cất nước 2 lần
Tên thiết bị 4: Cân phân tích điện tử
Tên thiết bị 5: Bơm chân không
Tên thiết bị 6: Máy phân cực kế
Tên thiết bị 7: Bể điều nhiệt
Tên thiết bị 8: Máy khuấy từ gia nhiệt
Tên thiết bị 9: Bếp điện
2.9
PTN Hoá CN-Môi trường
Tên thiết bị 1: Máy đo PH để bàn
Tên thiết bị 2: Hệ thống xác định BOD Lovibond
Tên thiết bị 3: Cân kĩ thuật điện tử
Tên thiết bị 4: Tủ sấy
Tên thiết bị 5: Máy khuấy cơ
Tên thiết bị 6: Bếp từ
Tên thiết bị 7: Máy lắc (Gerhardt)
Tên thiết bị 8: Máy khuấy từ
Tên thiết bị 9: Cân phân tích điện tử
Tên thiết bị 10: Máy đo đa chỉ tiêu cầm tay
Tên thiết bị 11: Máy khuấy đa năng
Tên thiết bị 12: Bộ chiết béo SOXHLET
Tên thiết bị 13: Máy khuấy từ gia nhiệt 4 vị trí
Tên thiết bị 14: Tủ ấm
Tên thiết bị 15: Lò nung
2.10
PTN Hóa Phân tích
Tên thiết bị 1: Máy đo quang
Tên thiết bị 2: Máy li tâm
Tên thiết bị 3: Cân kĩ thuật thường
Tên thiết bị 4: Cân đĩa
Tên thiết bị 5: Máy cất nước 2 lần
Tên thiết bị 6: Cân phân tích điện tử
Tên thiết bị 7: Máy đo pH cầm tay
Tên thiết bị 8: Tủ sấy
Tên thiết bị 9: Máy li tâm
2.11
PTN Phương pháp dạy học hoá học
Tên thiết bị 1: Tủ cấy ion
Tên thiết bị 2: Bộ máy tính acer
Tên thiết bị 3: Màn chiếu
Tên thiết bị 4: Loa, đầu LG
Tên thiết bị 5: Cân Sartorius
Tên thiết bị 6: Máy Scan
Tên thiết bị 7: Máy chiếu
Tên thiết bị 8: Máy Quay
Tên thiết bị 9: Máy ảnh
Tên thiết bị 10: Máy tính laptop
Tên thiết bị 11: Bảng thông minh
2.12
PTN Hoá hữu cơ
Tên thiết bị 1: Máy li tâm lạnh: Mikro200R
Tên thiết bị 2: Máy cất quay chân không
Tên thiết bị 3: Hệ thống chiết Soxhlet
Tên thiết bị 4: Tủ sấy: DX402
Tên thiết bị 6: Cân phân tích 4 số
Tên thiết bị 7: Máy khuấy từ
Tên thiết bị 8: Máy đo điểm nóng chảy
Tên thiết bị 9: Bếp cách thủy 10 lit
Tên thiết bị 10: Máy lọc nước siêu sạch
Tên thiết bị 11: Tủ lạnh, bếp điện đôi
2.13
PTN Hoá vô cơ
Tên thiết bị 1: Tủ sấy
Tên thiết bị 2: Lò nung
Tên thiết bị 3: Máy cất nước
Tên thiết bị 4: Máy li tâm
Tên thiết bị 5: Máy khuấy từ gia nhiệt
2.14
PTN Hoá đại cương
Tên thiết bị 1: Cân phân tích
Tên thiết bị 2: Cân điện tử 2 số
Tên thiết bị 3: Cân phân tích điện tử
Tên thiết bị 4: Bộ xác định hằng số Faraday
Tên thiết bị 5: Bộ điện phân + Đo SĐĐ của pin
Tên thiết bị 6: Bộ xác định Entanpi
Tên thiết bị 7: Ampe kế
Tên thiết bị 8: Máy đo độ dẫn điện cầm tay
2.15
Phòng thí nghiệm Động vật học
Tên thiết bị 1: Kính hiển vi soi nổi Stemi 305
Tên thiết bị 2: Thiết bị đo pH cầm tay
Tên thiết bị 3: Máy định vị cầm tay Garmin GPSMAP 78
Tên thiết bị 4: Máy đo đa chỉ tiêu của nước WQC-24
Tên thiết bị 5: Kính hiển vi CXL
Tên thiết bị 6: Kính hiển vi motic
Tên thiết bị 7: Kính hiển vi Optika
Tên thiết bị 8: Kính lúp cầm tay
2.16
- Phòng thí nghiệm Sinh lý học người và động vật Ghép chung:Phòng thí nghiệm Giải phẫu người và Lý sinh học
Tên thiết bị 1: Máy ly tâm đa năng
Tên thiết bị 2: Máy khuấy từ gia nhiệt
Tên thiết bị 3: Bể ổ nhiệt
Tên thiết bị 4: Phế dung kế
Tên thiết bị 5: Máy đo huyết áp bắp tay
Tên thiết bị 6: Máy điện tim
Tên thiết bị 7: Máy đo ghi biểu đồ dao động tim ếch
Tên thiết bị 1: Mô hình cấu trúc hiển vi của thành ruột
Tên thiết bị 2: Mô hình đầu bao gồm não
Tên thiết bị 3: Mô hình giải phẫu cơ thể người
Tên thiết bị 4: Mô hình xoang mũi
2.17
Phòng thí nghiệm Sinh học Trung tâm
Tên thiết bị 1: Hệ thống phổ nguyên tử hấp thụ
Tên thiết bị 2: Máy đo độ dẫn
Tên thiết bị 3: Kính hiển vi 2 mắt điện
Tên thiết bị 4: Thiết bị đo BOD, COD
Tên thiết bị 5: Thiết bị đo hàm lượng kim loại nặng trong nước
Tên thiết bị 6: Thiết bị đo tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC)
Tên thiết bị 7: Bộ phân tích các thành phần hoá lý của đất
Tên thiết bị 8: Máy đo pH loại để bàn
Tên thiết bị 9: Máy đo pH cầm tay
Tên thiết bị 10: Tủ an toàn sinh học cấp II
Tên thiết bị 11: Tủ lạnh âm sâu (-86°C)
Tên thiết bị 12: Kính lúp để bàn có đèn
Tên thiết bị 13: Máy đo huyết áp
Tên thiết bị 14: Đồng hồ đo huyết áp người lớn
Tên thiết bị 15: Máy đo huyết áp thuỷ ngân
Tên thiết bị 16: Máy định vị GPRS
Tên thiết bị 17: Máy khuấy từ gia nhiệt
Tên thiết bị 18: Máy đo độ ẩm
Tên thiết bị 19: Máy đo độ mặn
Tên thiết bị 20: Bộ sắc ký lớp mỏng
Tên thiết bị 21: Bộ Micro Pipet các loại (10, 20, 100, 200, 1000 µl) kèm giá đỡ
Tên thiết bị 22: Máy đo cường độ ánh sáng
2.18
Phòng thí nghiệm Thực vật học
Tên thiết bị 1: GPS (Rino-530HCX)
Tên thiết bị 2: Kính hiển vi CXL
Tên thiết bị 3: Kính hiển vi Optika
Tên thiết bị 4: Kính hiển vi quang học
Tên thiết bị 5: Kính hiển vi điện 2 mắt
Tên thiết bị 6: Kính lúp cầm tay
Tên thiết bị 7: Kính hiển vi soi nổi
Tên thiết bị 8: Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
Tên thiết bị 9: Tính thẩm thấu của ion qua màng tế bào
Tên thiết bị 10: Sự thẩm thấu - sự phụ thuộc của áp suất thẩm thấu vào nồng độ
2.19
Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật
Tên thiết bị 1: Máy cất nước 2 lần
Tên thiết bị 2: Máy ly tâm
Tên thiết bị 3: Máy định lượng diệp lục cầm tay SPAD502
Tên thiết bị 4: Buồng cấy vô trùng
Tên thiết bị 5: Máy quang phổ
Tên thiết bị 6: Kính hiển vi quang học
Tên thiết bị 7: Cân phân tích
Tên thiết bị 8: Máy đo pH để bàn
Tên thiết bị 9: Nồi hấp tiệt trùng
Tên thiết bị 10: Tủ sấy
Tên thiết bị 11: Máy lắc Jeiotech SKF-2075
Tên thiết bị 12: Máy đo pH cầm tay
Tên thiết bị 13: Sự quang hợp (phương pháp đo áp suất oxy)
Tên thiết bị 14: Ảnh hưởng của trọng lực và lực ly tâm đến thực vật
Tên thiết bị 15: Sự quang hợp (phương pháp đếm bong bóng)
Tên thiết bị 16: Bộ sắc ký lớp mỏng
2.20
Phòng thí nghiệm Hóa sinh học
Tên thiết bị 2: Máy lắc vontex
Tên thiết bị 3: Máy ly tâm lạnh
Tên thiết bị 4: Hệ thống điện di đứng
Tên thiết bị 5: Bể lắc ổn nhiệt
2.21
Phòng thí nghiệm Phương pháp dạy học
Tên thiết bị 1: Kính hiển vi 1 mắt HS
Tên thiết bị 2: Kính hiển vi điện 2 mắt
Tên thiết bị 3: Kính hiển vi SH 2 mắt Carl Zeiss - Đức
Tên thiết bị 4: Máy chiếu đa năng
Tên thiết bị 5: Màn chiếu 3 chân
Tên thiết bị 6: Bảng điện tử công nghệ cảm ứng điện từ H - PEC H-88
Tên thiết bị 7: Máy chiếu đa năng tích hợp bảng tương tác thông minh H-PECH3080IB
Tên thiết bị 8: Máy tính xách tay LENOVO Z370
2.22
Phòng thí nghiệm Di truyền học
Tên thiết bị 1: Kính hiển vi CXL
Tên thiết bị 4: Máy cắt tiêu bản
Tên thiết bị 5: Tủ lạnh Electrolux
Tên thiết bị 6: Nồi hấp Hirayama
Tên thiết bị 7: Cân điện tử
2.23
Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học
Tên thiết bị 1: Buồng cấy vô trùng
Tên thiết bị 2: Cân kĩ thuật Sartorius
Tên thiết bị 3: Kính hiển vi
Tên thiết bị 4: Máy đo pH
Tên thiết bị 5: Máy hút ẩm
Tên thiết bị 6: Máy lắc ổn nhiệt
Tên thiết bị 7: Máy Vontex
Tên thiết bị 8: Nồi hấp HVE-50
Tên thiết bị 9: Tủ ấm Binder
Tên thiết bị 10: Tủ ấm điện tử hiện số
Tên thiết bị 11: Máy hút chân không
2.24
2.25
Phòng thí nghiệm Sinh học ứng dụng
Tên thiết bị 3: Kính lúp cầm tay
Tên thiết bị 4: Máy ly tâm máu (CN-1050)
Tên thiết bị 5: Tủ sấy
Tên thiết bị 6: Máy xay đa năng
Tên thiết bị 7: Máy xay thịt cua
Tên thiết bị 8: Nhiệt kế đo trán
Tên thiết bị 9: Nhiệt kế đo tai
Tên thiết bị 10: Máy xông hút mũi
Tên thiết bị 11: Cân kiểm tra sức khỏe
Tên thiết bị 12: Tủ sấy dụng cụ
2.26
Phòng sạch động vật
Tên thiết bị 1: Đèn UV khử trùng Phòng
Tên thiết bị 2: Bàn đá
2.27
Phòng sạch thực vật
Tên thiết bị 1: Giàn đèn nuôi cấy mô
Tên thiết bị 2: Buồng cấy vô trùng
Tên thiết bị 3: Nồi hấp khử trùng
Tên thiết bị 4: Tủ hút khí độc ErLap
Tên thiết bị 5: Đèn khử trùng UV
2.28
Dự án hóa sinh
Tên thiết bị 1: Máy đo pH cầm tay
Tên thiết bị 2: Bộ cất quay chân không
Tên thiết bị 3: Máy chưng cất đạm
Tên thiết bị 4: Máy đo độ nhớt
Tên thiết bị 6: Máy đo độ ẩm đất
Tên thiết bị 7: Tủ hốt hút khí độc
Tên thiết bị 8: Cân phân tích
Tên thiết bị 9: Cân kĩ thuật
Tên thiết bị 10: Bộ chiết Soxhlet
Tên thiết bị 11: Tủ bảo quản mẫu BOD
2.29
Chuẩn bị mẫu
Tên thiết bị 2: Bể ổn nhiệt
Tên thiết bị 3: Máy khuấy từ gia nhiệt
Tên thiết bị 4: Bể rửa siêu âm
Tên thiết bị 5: Máy làm đã vảy
Tên thiết bị 6: Máy ly tâm lạnh
Tên thiết bị 8: Máy cất nước 01 lần
Tên thiết bị 9: Bộ chiết Soxhlet
Tên thiết bị 10: Bộ làm mềm nước
Tên thiết bị 11: Tủ hóa chất
2.30
Bảo quản mẫu
Tên thiết bị 2: Tủ ấm
Tên thiết bị 3: Tủ bảo quản mẫu
Tên thiết bị 4: Tủ lạnh sâu
Tên thiết bị 5: Tủ lạnh thường
Tên thiết bị 6: Tủ ấm BE 200
Tên thiết bị 7: Buồng khí hậu nhân tạo
Tên thiết bị 8: Tủ lạnh sâu Frigo
Tên thiết bị 9: Tủ lạnh Hitachi
2.31
Dự án sinh học phân tử
Tên thiết bị 1: Máy PCR tốc độ nhanh
Tên thiết bị 2: Bộ điện di nằm
Tên thiết bị 3: Nguồn điện di
Tên thiết bị 4: áy li tâm lạnh cỡ lớn
Tên thiết bị 5: Máy li tâm loại nhỏ
Tên thiết bị 6: Thiết bị nghiền mẫu
Tên thiết bị 8: Cân kỹ thuật
Tên thiết bị 9: Máy lắc vortex
Tên thiết bị 10: Máy ủ mẫu
Tên thiết bị 11: Bình nito lỏng 47 lít
Tên thiết bị 12: Bình nito lỏng xách tay
Tên thiết bị 13: Máy đo độ ẩm
Tên thiết bị 14: Máy đo nhiệt hồng ngoại
Tên thiết bị 15: Máy lắc tròn tốc độ chậm
Tên thiết bị 16: Tủ nuôi cấy vi sinh vật
Tên thiết bị 17: Máy đo cường độ quang hợp
Tên thiết bị 18: Hệ thống chụp ảnh gel và xử lí hình ảnh
Tên thiết bị 19: Kính hiển vi có adapter
Tên thiết bị 20: Hệ thống đo quang phổ tử ngoại UV-VIS
Tên thiết bị 21: Máy đo huỳnh quang diệp lục
Tên thiết bị 22: Máy đo diện tích lá
2.32
Dự án vật lý chất rắn
Tên thiết bị 1: Lò xử lý nhiệt cho mẫu cứng
Tên thiết bị 2: Hệ thiêu kết Plasma
Tên thiết bị 3: Hệ ép mẫu
Tên thiết bị 4: Hệ điện hóa
Tên thiết bị 5: Hệ nguội nhanh
Tên thiết bị 6: Hệ đo từ trễ
Tên thiết bị 7: Tổ khuếch đại tín hiệu
Tên thiết bị 9: Bể siêu âm
Tên thiết bị 10: Bộ cối chày mã não
2.33
Vật lý chất rắn
Tên thiết bị 1: Máy nghiền động năng cao
Tên thiết bị 2: Máy ép thủy lực
Tên thiết bị 3: Tủ sấy 200 0C
2.34
Xưởng cơ khí
Tên thiết bị 1: Hệ lò ép mẫu bột, bình oxi
Tên thiết bị 2: Xưởng mini
Tên thiết bị 3: Máy hút bụi
4.1.3. Thống kê phòng học
Loại phòng
Số lượng
Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ
05
Phòng học từ 100 - 200 chỗ
3.
Phòng học từ 50 - 100 chỗ
67
4.
Số phòng học dưới 50 chỗ
00
5.
Số phòng học đa phương tiện
06
6.
Phòng học Ngoại ngữ
03
4.1.4. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện
Nhóm ngành đào tạo
26.165
5.846
4.406
8.201
Ngoài ra, nhà trường đã mua các cơ sở dữ liệu từ các nhà cung cấp như: Springer Link (Nhà xuất bản Elsevier); Proquest Central; Credo References; KQNC (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia); STD (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia); Tạp chí Toán học MathSciNet (Hội toán học Hoa kỳ),... Các đơn vị liên kết: Trung tâm Thông tin Tư liệu - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam; Thư viện ĐHQG Hà Nội; Thư viện ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh,… phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của cán bộ, học viên và sinh viên.
4.2. Danh sách giảng viên cơ hữu
Xem Phụ lục IV
5. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất, khoá 2012-2016, 2013-2017)
5.1. Khóa 2012-2016
Nhóm ngành
Chỉ tiêu Tuyển sinh
Số SV/HS trúng tuyển nhập học
Số SV/HS tốt nghiệp
Trong đó số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng
Khối ngành/Nhóm ngành
1908
1749
1187
48
35
81
73
360
304
252
2500
2410
2174
1535
5.2. Khóa 2013-2017
1958
1587
1206
29
224
193
176
2250
2229
1820
1411
6. Tài chính
- Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường; 71,125 triệu đồng - Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh. KHTN: 21,12 triệu đồng; KHXH: 18,81 triệu đồng. Trong quá trình triển khai Đề án, nhà trường thường xuyên cập nhật trên website http://tuyensinh.hpu2.edu.vn về các nội dung (Chỉ tiêu, đợt xét tuyển; hướng dẫn đăng ký, hồ sơ...) đã được điều chỉnh, bổ sung trong Đề án cho phù hợp với thực tiễn tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ thí sinh và phụ huynh học sinh trong công tác tuyển sinh.
Mọi trao đổi về thông tin tuyển sinh liên hệ qua số điện thoại: 02113.863203; 0855.002.002; email: tuyensinh@hpu2.edu.vn
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Những tin mới hơn