Ngành Sư phạm Hóa học (thí điểm giảng dạy bằng tiếng Anh)

Thứ sáu - 28/06/2024 05:01
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số:         /QĐ-ĐHSPHN2  ngày     tháng     năm      
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)   
 
Tên chương trình:
            Tiếng Việt: Sư phạm Hóa học (chương trình thí điểm giảng dạy bằng Tiếng Anh)
            Tiếng Anh: Chemistry Education (Pilot program taught in English)
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Hóa học;                             Mã ngành: 7140212
Tên gọi văn bằng: Cử nhân Sư phạm Hóa học
Định hướng đào tạo: Định hướng ứng dụng
Loại hình đào tạo: Chính quy                                     Thời gian đào tạo chuẩn: 04 năm
Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Hóa học, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí:
- Giáo viên Hóa học THPT, THCS, TCCN & DN, TTGDTX;
- Trợ giảng các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến Hóa học;
- Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ sở giáo dục và trung tâm nghiên cứu, các viện chuyên ngành KHTN.
Khả năng học tập nâng cao trình độ:  
- Được xét chọn đi học Đại học ở nước ngoài theo quy định hiện hành;
- Có thể học cùng một lúc hai chương trình đào tạo Đại học (Văn bằng 1, 2);
- Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ (Thạc sĩ, Tiến sĩ).
Thời điểm xây dựng Chương trình đào tạo: Tháng 6/2024
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có phẩm chất tốt; có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan đến hóa học tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác, các cơ sở: sản xuất, nghiên cứu; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Mô tả
PO1 Có phẩm chất chính trị, ý thức công dân, ý thức rèn luyện nâng cao đạo đức và tác phong nghề nghiệp; ý thức phục vụ cộng đồng.
PO2 Có kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành vững chắc đáp ứng yêu cầu công việc giảng dạy và nghiên cứu hóa học.
PO3 Nắm vững các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội để giải quyết các vấn đề của thực tiễn và cuộc sống liên quan đến lĩnh vực hóa học.
PO4 Có kỹ năng thực hành cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc giảng dạy và nghiên cứu hóa học.
PO5 Có khả năng làm việc, giải quyết, tự xử lý công việc bằng năng lực bản thân.
PO6 Có khả năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp.
PO7 Đề xuất được ý tưởng, kế hoạch triển khai dự án khởi nghiệp.
PO8 Có kĩ năng mềm thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
PO9 Có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
 2. Chuẩn đầu ra
2.1. Nội dung chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra Chỉ số thực hiện
Mô tả
(1) Phẩm chất công dân
PLO1 Thể hiện phẩm chất căn cốt của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
 
PI1.1. Thể hiện ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
PI1.2. Tuân thủ các nguyên tắc chung của cộng đồng
PI1.3. Chủ động khám phá và đề xuất ý tưởng, cách tiếp cận, công nghệ mới.
PI1.4. Tôn trọng sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
(2) Phẩm chất nghề nghiệp
PLO2 Thể hiện đạo đức và phong cách phù hợp với nghề dạy học. PI2.1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo.
PI2.2. Thể hiện tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên.
(3) Năng lực chung
PLO3 Có thể khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và người khác. PI3.1. Đề xuất được ý tưởng, có khả năng phát triển thành đề án/dự án khởi nghiệp.
PI3.2. Xác lập được các nguồn lực cần thiết để thực hiện đề án/dự án khởi nghiệp.
PI3.3. Xây dựng được kế hoạch triển khai đề án/dự án khởi nghiệp.
PLO4 Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào nhận thức các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội và hoạt động của bản thân. PI4.1. Luận giải được các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh trong thực tiễn trên cơ sở nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
PI4.2. Vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận khoa học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
(4) Năng lực đặc thù
PLO5 Vận dụng được các kiến thức liên ngành và kiến thức chuyên sâu về hóa học trong hoạt động nghề nghiệp. PI5.1. Vận dụng được kiến thức nền tảng (Toán học, Vật lý, Sinh học), kiến thức cơ sở ngành hóa học trong hoạt động nghề nghiệp.
PI5.2. Vận dụng được kiến thức chuyên ngành về hóa học để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp.
PLO6 Thực hiện được các hoạt động dạy học và giáo dục. PI6.1. Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
PI6.2. Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
PI6.3. Đánh giá được kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
PLO7 Hợp tác được với các bên liên quan để thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục. PI7.1. Giao tiếp có hiệu quả bằng văn bản, lời nói với các bên liên quan trong thực hiện dạy học và giáo dục học sinh.
PI7.2. Đánh giá một cách khách quan, đa chiều các quan điểm, ý tưởng, ... trong quá trình hợp tác với các bên liên quan để thực hiện dạy học và giáo dục học sinh.
PI7.3. Phối hợp với các bên liên quan trên tinh thần tôn trọng, trách nhiệm, chia sẻ, hỗ trợ để thực hiện những mục tiêu chung của dạy học và giáo dục.
PLO8 Thực hiện được kế hoạch tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên. PI8.1. Đánh giá được năng lực của bản thân so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
PI8.2. Đề xuất được nội dung phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và phương thức thực hiện phù hợp với năng lực bản thân.
PLO9 Quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ được người khác trong các hoạt động dạy học và giáo dục. PI9.1. Quản lý và đề xuất được giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục.
PI9.2. Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ được học sinh và phụ huynh học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
PLO10 Sử dụng được ngoại ngữ trong tình huống thường gặp của cuộc sống và công việc chuyên môn. PI10.1. Đạt năng lực ngoại ngữ tương tương Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
PI10.2. Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ được đào tạo.
PLO11 Khai thác được các ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ trong hoạt động chuyên môn. PI11.1. Sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ thông dụng trong hoạt động dạy học và giáo dục.
PI11.2. Có thể ứng dụng được các công nghệ hiện đại vào hoạt động dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn.
PLO12 Giải quyết các vấn đề có tính khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. PI12.1. Phát hiện và giải quyết được vấn đề khoa học nảy sinh trong bối cảnh trường trung học.
PI12.2. Cập nhật và ứng dụng được các tiến bộ khoa học vào dạy học và giáo dục.
PLO13 Đáp ứng các yêu cầu giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định. PI13.1. Đáp ứng các yêu cầu giáo dục thể chất theo quy định.
PI13.2. Đáp ứng các yêu cầu giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định.  
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây